Vũ Đào Tùng Phương
Ngày 14/4/2022, tại Văn phòng TCT, Tòa nhà Mipec, Hà Nội, Tổng Công ty Gas Petrolimex – CTCP (PGC) đã tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 để tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2021, thảo luận và tiến hành biểu quyết đối với kế hoạch năm 2022 và các nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ.
Toàn cảnh đại hội cổ đông năm 2022
Tham dự Đại hội, về phía Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam có đại diện lãnh đạo các Ban của Tập đoàn. Lãnh đạo PGC điều hành Đại hội gồm: Ông Nguyễn Quang Dũng – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT); ông Nguyễn Hữu Quang – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc. Tham gia cuộc họp còn có các Thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát (BKS), đại diện lãnh đạo các Phòng, Ban, đơn vị trực thuộc và thành viên PGC. Số lượng cổ đông hoặc người đại diện cổ đông tham dự là 43 cổ đông; tương ứng với hơn 43 triệu cổ phần sở hữu hoặc đại diện, chiếm 71.72% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PGC.
ÔngNguyễn Quang DũngPhó Tổng Giám đốc tập đoàn Petrolimex - Chủ tịch HĐQT PGC phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tại Đại hội, PGC đã trình ĐHĐCĐ thảo luận và thông qua các tờ trình, bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021, Báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán, Phương án phân phối lợi nhuận năm 2021, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận năm 2022; Báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2021, phương hướng hoạt động năm 2022; Báo cáo hoạt động của Ban Kiểm soát (BKS) năm 2021, phương hướng hoạt động năm 2022, Đề xuất lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập năm 2022; Báo cáo thực hiện tiền lương, thu nhập năm 2021 và kế hoạch tiền lương, thu nhập năm 2022 của HĐQT và BKS; Đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Tổng giám đốc PGC ông Nguyễn Hữu Quang phát biểu tổng kết hoạt động SXKD năm 2021 và kế hoạch năm 2022
Năm 2021, nền kinh tế trong nước tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Dịch bệnh xảy ra tại tất cả các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Năng, Bắc Ninh, Bắc Giang... vốn là nơi tập chung nhiều doanh nghiệp sản xuất và đông dân cư. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của nền kinh tế, tổng sản phẩm GDP quý 3 giảm 6,17 % so với cùng kỳ và là mức giảm sâu nhất từ trước tới nay. GDP cả năm 2021 chỉ tăng trưởng 2.58% so với năm 2020, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6,5% của Chính phủ đề ra từ đầu năm.
Chịu ảnh hưởng chung từ tác động của yếu tố dịch bệnh tới nền kinh tế, nhu cầu sử dụng LPG trong nước năm 2021 cũng sụt giảm mạnh tại tất cả các lĩnh vực. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp kinh doanh LPG tại Việt Nam thì tác động của dịch Covid-19 tới nhu cầu sử dụng LPG trong năm nay lớn gấp nhiều lần giai đoạn suy giảm do ảnh hương của dịch Covid cùng kỳ năm trước.
Thị trường LPG đầu ra tiếp tục chịu sự cạnh tranh gay gắt với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh gas với hàng trăm thương hiệu khác nhau. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong ngành hàng (hàng trộn chất lượng thấp, sang chiết nạp trái phép, chiếm dụng vỏ bình của nhau...) tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh gas nghiêm túc.
Bên cạnh sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, LPG còn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nguồn nhiên liệu thay thế (khí thấp áp, CNG) gây khó khăn không nhỏ cho công tác phát triển thị phần gas rời của các doanh nghiệp kinh doanh LPG trong đó có Tổng công ty, đặc biệt tại những thời điểm giá LPG tăng cao. Đối với gas bình, xu hướng chuyển đổi bếp điện-từ thay thế bếp gas tiếp tục là thách thức đối với việc mở rộng thị trường, gia tăng sản lượng bán gas bình tại các thành phố lớn.
Ông Nguyễn Quang Dũngphát biểu tổng kết hoạt động của HĐQT năm 2021
Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố bất lợi kể trên, Tổng công ty vẫn có một số yếu tố thuận lợi, cụ thể Tổng công ty luôn nhận được sự hỗ trợ của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và các công ty xăng dầu trong ngành trong công tác phát triển thị trường LPG, đây là yếu tố rất quan trọng giúp Tổng công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh cũng như phát triển thị phần trong trong thời gian tới. Về mặt thương hiệu, Gas Petrolimex đã tạo được uy tín trên thị trường và được khách hàng, người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, các cơ chế khoán, các chính sách kinh doanh của Tổng công ty ngày càng được hoàn thiện đã và sẽ phát huy tác dụng tích cực, tạo động lực cho người lao động trong cải thiện năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ông Kiều Văn Chiến Trưởng ban kiểm soát PGC phát biểu tổng kết hoạt động của Ban Kiểm soát năm 2021